Nghiên cứu khoa học có vẻ như một việc làm uyên bác dành cho những người có đam mê và có chỉ số IQ cao. Tuy nhiên, thực ra không phải vậy. Giáo sư Kajita (Đạt giải Nobel Vật lí năm 2015) từng nói với các học sinh trong Trại hè khoa học Châu Á 2018 (ASC2018) tại Indonesia: “Nếu nghiên cứu khoa học mà mục tiêu là để giành giải Nobel thì nó sẽ chỉ là công việc của một vài người”. Nghiên cứu khoa học đơn giản là đứng trước một vấn đề, và ta tìm cách giải quyết nó một cách tốt nhất có thể.
1. Bạn sẽ có được sự hiểu biết. Bạn sẽ biết thế nào là một vấn đề khoa học, làm thế nào để có thể giải quyết nó.
2. Bạn có thể tự đưa ra ý tưởng của mình, tự nghĩ đề tài cho chính mình, và các thầy sẽ giúp bạn hoàn thiện ý tưởng đó thành một đề tài hoàn chỉnh. Nếu bước đầu điều đó là khó với bạn, các thầy sẽ giúp bạn tìm đề tài phù hợp.
3. Bạn được vào phòng thí nghiệm nghiên cứu tiêu chuẩn, tự tay làm những thí nghiệm phục vụ cho đề tài của chính mình. Bạn sẽ được thử cảm giác làm việc tại phòng thí nghiệm liên tục từ 9h00 sáng đến 17h00 chiều, được nghỉ trưa 30 phút và ăn một chiếc bánh mì pate giống như việc các giáo sư, nghiên cứu sinh trên khắp thế giới thường làm mỗi ngày.
4. Cuối cùng nhưng quan trọng, Bạn sẽ được đi nhiều nơi trên thế giới, được trải nghiệm nhiều nền văn hóa khác nhau. Nhưng hãy nhớ rằng: “Đi ngàn dặm đường mà không học thì cũng chỉ là người đưa thư thôi”, nên hãy chuẩn bị cho mình một hành trang cho tốt.
Tất cả những trải nghiệm mà bạn có được thông qua các kì thi khoa học sẽ giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng. Một trường Đại học ở Mỹ sẽ xem xét tất cả các năng lực bạn có, bao gồm cả cách bạn ném một quả bóng vào rổ, để cân nhắc việc có nên cấp học bổng cho bạn hay không. Do đó, bạn càng có năng lực, bạn càng có nhiều sự lựa chọn.
Đơn giản vì số lượng các kỳ thi đó chưa đáp ứng được nhu cầu muốn học hỏi và muốn khám phá thế giới của các em học sinh. Nên sẽ còn hàng trăm cuộc thi khoa học mới nữa ra đời.